Đối thoại trong văn Hóa Việt Nam
Thi Chương
Đối thoại theo nghĩa thông thường là nói qua nói lại. Có khi độc thoại (tự thán, nhắn nhủ, răn đời) hay có lúc hai người, hai phe. Ai mở lời nói trước, đến ai nói sau. Bâng quơ, riễu cợt trước dò đường tìm hiểu. Đối thoại đòi hỏi óc sáng tạo. Trước lạ sau quen. Và lãnh vực nào cũng thành công lúc nào không hay. Gặp gỡ không xong, dùng đến thoại cũng không xong.Thất bại. Quan trọng của đối thoại cần có nghệ thuật lựa lời khôn khéo thời gian, kiên tâm bền chí. Đối thoại trở thành thông dụng trong văn học dân gian, và văn chương VN.
Đối thoại trong dân gian,
Hát hò tình cờ đi đường gặp nhau mục đích rất bâng quơ. Những từ diễn đi diễn lại. Tạo cho qua dịp vui và gặp gõ. Nội dung không ra cái gì, chỉ muốn gây thiện cảm, gợi chuyện, có thế thôi.
Hồ khoan, bát cạy, hồ khoan
Bắt cái, bắt cá, hồ khoan
Tôi là con gái Kẻ Mơ, hồ khoa,
Tôi đi bán rượu, tình cờ gặp anh hò khoan
Bắt cái, bắt cá, hồ khoan
Tôi là con gái Tràng Sinh hồ, khoan,
Tôi đi bán rượu qua dinh Ông Nghè, hồ khoan
Đối thoại im lặng nhờ dòng nước trôi, con thuyền
Nước chảy xuôi con cá buôi lội ngược
Nước chảy ngược, con cá chạy ngang
Thuyền em xuống bến Thuận An
Thuyền anh lại trảy lên ngàn em ơi !
Chèo ngược chèo xuôi, cũng có ngày gặp duyên lành
Đôi lứa mình nặng nợ ba sinh
Cũng chèo một chiếc thuyền tình cho vui
Miền Huế có khu nhiều thú rừng đã làm trở ngại đời sống dân gian. Sợ thú rừng cả đêm lẫn ngày, ngăn cản tình duyên hai bên. Kết quả trước mắt người con gái đã đưa ra lý lẽ, lo nghĩ thắc mắc đến sợ sệt, mất ăn mất ngủ :
Rừng rú thì có hươu mang
Khe suối thì có măng giang
Đò dọc thì có đò ngang
Chợ búa thì có mụ bán hàng
Biết rằng chừ em gặp được chăng ?
Con trai tinh khôn trấn an trả lời:
Rú rừng thì trả cho hươu mang
Khe suối thì trả lại cho mang giang
Đò dọc thì trả lại cho đò ngang
Chợ búa thì trả lại cho mụ bán hàng
Ai mô rồi trả nấy
Thiếp với chàng duyên lại xe duyên
Đối thoại đôi lúc khó khăn, than thở giữa mẹ con, trường hợp phân vân khó xử, biết hỏi ai. Đành thưa với mẹ, người đầy kinh nghiệm
Mẹ ơi! Ông chánh đòi hầu
Ông phó đòi vợ, biết nhận cau trầu nơi mô
Mẹ ơi! ông chánh đòi hầu
Mua chanh, chùm kết gội đầu cho trơn
Sau khi cân nhắc hơn thiệt, và có lời khuyên, đám cưới đơn giản
Người ta tuổi Tý tuổi Mùi
Còn em tuổi thân bơ vơ một mình (phát âm = tủi thân)
Đã sống với duyên mới hạnh phúc, đủ, mãn nguyện rồi, đâu thua kém ai
Tay mang khăn gói sang sông
Mẹ kêu mặc mẹ, thương chồng cứ đi
Đối thoại qua câu đố, thú vui không thể thiếu trong hội hè cùa làng
Anh về làm rđể ăn cơm với cá
Em về làm dâu ăn rau má với rạm đồng (=con cá bạc má)
Trai gái đồng quê gặp nhau có nhiều gợi hứng, chẳng hạn chàng đề nghị
Bị môn, bị khoai, bị nưa
Nàng đáp ngay:
Cau khô, trầu héo, tái môi
Giải đáp: Môn, khoai, nưa (nưa, chỉ Bình Trị Thiên mới có), ba thứ ăn được. Riêng củ nưa hơi ngứa, phải ăn với muối hay ớt thì mới khửi mùi chất ngứa. Nhưng dưa nưa mà ăn với cá bống thì ngon nhất đời.
Trầu cau là hai phẩm vật thông thường được nhắc tới trong dân gian, không có không được trong đình đám lễ hội. Nó cũng dễ bắt đầu câu chuyện.
Bánh cả mâm sao em kêu bánh ít ?
Trầu cả chợ sao em gọi là trầu không ?
Trai nam nhi không đối đặng
Xin gái má hồng thử đối xem
Phe nữ chịu thua, đáng trống lảng đem ra câu khác :
Trái cau lửa, sao anh gọi là cau không nóng
Tóc đợn sóng,sao mà sóng không trào
Trai nam nhi mà đối đặng
Gái má đào xin theo.
Chuyến đò sông Hương gây bao tình tứ, thơ mộng thành duyên đôi lứa. Nguồn thơ và bao nhiêu tác phẩm văn chương, như:
Nước chảy xuôi, con cá buôi lội ngược
Nước chảy ngược,con cá vược lội ngang
Thuyền em xuống bến Thuận An
Thuyền anh lại trẩy lên ngàn em ơi.
Ỡm ờ là điệu phái nữ, ngược hay xuôi là đi đúng đường, thuyền bè chạy ngang, là lỡ chuyến, thất hẹn người chờ bên bến bên sông. Cuối cùng phải cho chung đò chung lối
Đây dọc giàu sang có số
Kim Luông Nam Phổ nước đổ về Sình
Đôi đứa mình nặng nợ ba sinh
Cùng chèo một chiếc thuyền tình cho vui.
Có mục đích, sau đối thoại phải giữ lời hứa?
Anh về, em nắm cổ tay
Em dặn câu này, anh chớ có quên
Đôi ta đã trót lời nguyền
Chớ xa xôi mặt, mà quên mảng lòng.
- Một chờ, hai đợi, ba trông
Bốn thương, năm nhớ, bảy, tám, chín mong, mười tìm
-Sông sâu cá lội mấy tăm
Chín tháng cũng đợi, mười năm cũng chờ
Đối thoại giáo huấn,
Tề gia, trị nước mới bình thiên hạ, một bài gửi Cụ Phan Bội Châu (chưa đọc, có đối mà chưa thoại), trong tập Giác Quần Thư mang tên ''người với vạn vật,'' một bài giáo lý đầy đủ.
Lồng lộng trời cao, thênh thênh bể rộng
ở trong cao rộng, muôn giống nghìn hình
Có giống thai sinh, có loài trứng nở
Giống hay biến hóa, giống hay nổi chìm
Hai cánh loài chim, bốn chân loài thú
Giống rùa có vỏ, giống cá có vây
Giống cỏ có cây, đầu trên đuôi dưới
Giống rắn quá tội, không chân không tay
Giống giun thảm thay, không tai không mắt.
Xét trong vạn vật qúi nhất loài người
Khác hết mọi loài,
(Thái Văn Kiểm. Việt Nam Gấm Hoa. Tr.184)
Dân ca Ví Von thịnh hành ở xứ Nghệ, đối đáp giữa nam nữ thanh tao lành mạnh. Dân làng làm ăn, vui vẻ, được mùa. Có ví đò đưa, trên sông, phường củi, phường vải, phường vàng, phường nón, phường cấy, phường gặt, phường đan lưới.
-Em như hoa nở trên cành
Em như con bướm lượn vành khát khao
Nam : Ơ này, chị em phường vải ơi
Nữ : Ơ này, thưa chi
Hay, ơ rằng hay, hay hỡi rằng cân
Hay, rằng chưa cân, ơ rằng chưa xinh
Ơ, người đi nhởi ơi
Ơ là bạn, người ơi. Ơ là bạn tình ơi
- Sự đời nước mắt soi gương
Càng yêu mến lắm càng thương nhớ nhiều
Thấy anh như thấy mặt trời
Chói chang khó ngó, trao lời khó trao
- Canh khuya nghe tiếng trống
Nhớ bạn cũ nghe tằng
Biết tính liệu mần răng
Chung đường hương mới thỏa
Hợp một nhà mới hoan.
Trong văn học Việt Nam
Mở trang nào, xưa nay, chúng ta cũng đọc được những mẩu đối thoại ngắn dài.
Nguyễn Trãi có bài Hỏi Ả Bán Chiếu là áng văn chương tuyệt hảo, ai cũng biết. Nội tung đơn giả tác giả trên đường đi về gặp gặp người đẹp, gánh chiếu, Nguyễn Trãi đọc (đối) bỡn bài thơ dưới.Người con gái họa (thoại). Ông thấy người bán chiếu, hỏi tên và gia cảnh. Chỉ có 4 câu, Xứng danh tài cho mai sau.
Ở đâu nay bán chiếu gon ?
Chẳng hay chiếu ấy hết hay còn ?
Xuân thu nay độ bao nhiêu tuổi ?
Đã có chồng chưa, được mấy con,
Bài họa (thoại)
Tôi ở Tây Hồ bán chiếu gon,
Nỗi chi ông hỏi hết hay sao ?
Xuân Thu tuổi mới trăng tròn lẻ.
Chồng con chưa có chi con !
Trần Tế Xương (độc thoại) răn đời theo lễ giáo: che dấu Tết nghèo của người viết văn.
Trong bài Tết
Anh em đừng nghĩ Tết tôi nghèo
Tiền bạc trong kho chửa lãnh tiêu
Rượu cúc nhắn đem hàng biếng quảy
Trà sen mượn hỏi, giá còn kiêu
Bánh đường sắp gói, e nồm chảy
Gìo lụa toan làm, sợ nắng thiu
Thôi thế thì thôi, đành Tết khác
Ang em đừng nghĩ Tết tôi nghèo.
Nguyễn văn Vĩnh viết bài Con ve và con kiến, đối đáp kể tình cảnh lanh lợi, khôn ngoan kính trọng nhau và khiêm tốn
Ve sầu kêu ve ve
Đến kỳ gió bấc thổi
Nguồn cơn thực bối rối
Một miếng cũng chẳng còn
Ruồi bọ chẳng một con
Vác miệng chịu khúm núm
Sang chị kiến hàng xóm
Xin cùng chị cho vay
Răm ba hạt qua ngày
Từ nay sang tháng hạ,
Em lại xin đem trả
Trước thu, thề Đất Trời !
Xin đủ cả vốn lời
Tình kiến ghét vay cậy
Trăm thói, thói này vì:
Nắng ráo chú làm gì
Kiến hỏi ve như vậy
Ve rằng: ''luôn đêm ngày
Tôi hát, thiệt gì bác
Kiến rằng: 'xưa chú hát ?
Nay thử múa coi đây.
Thế Lữ nổi tiếng qua bài Bóng Mây Sầu. Diễn tả tâm trạng buồn man mác, không tên, biết mây bay cho khuây khỏa.
Bây lâu nay, xuôi ngược trên đường đời
Anh thấy chăng ? Tôi chỉ hát, chỉ cười
Như vui sống mãi, trong vòng sung sướng
Là vì tôi muốn để cho lòng tôi tưởng
Không bao giờ còn vết thương đau
Không bao giờ còn thấy bóng mây sầu
Vương vít nữa. Bạn ơi, nào có được.
(Phong Hóa, số 100. tr. 3)
Quan Âm Thị Kính là chuyện tình cho mọi người sống đúng tâm trạng mình. Đối đáp chân tình, thành thực, không giả dối.
Thị Kính người đầy đặn, điềm đạm. Lấy chồng tên Thiện Sỹ. Gia đình hai bên không khá giả. Nên Thị Kính tần tảo nuôi chồng ăn học. Một tối, hai vợ chồng cùng chung ngọn đèn. Vợ may vá, chồng đọc sách. Chồng mệt ngả lưng vào vợ, mệt thiếp đi. Vợ tôn trọng giấc ngủ chồng. Ngắm nghía dung nhan chồng. Bỗng thấy nàng nhận ra cằm chàng có sợi râu mọc ngược. Làm xấu trai, và bạc ác. Nàng cầm dao nhíp trong thùng đồ may định nhổ sợi râu. lưỡi dao sáng loáng vừa đưa đến gần, thì chàng chợt tỉnh. Thấy dao chĩa vào mặt, chàng nghĩ : nàng định giết mình. Nàng trình bày chỉ muốn cắt râu xấu. Trong lúc đó mẹ chàng nghe hai vợ chồng cãi nhau xông vào đổ tội cho nàng ác tâm giết con mình. Nên Thị Kính bị đuổi.
Buồn, nàng cải trang thành trai đi tu, tại chùa Vân, mang tên Kính Tâm. Trong làng có cô gái Thị Mầu đi chùa đem lòng yêu chú tiểu Kính Tâm.
Quen thói trăng hoa. Thị Mầu có bầu với chàng trai trong làng. Bèn đổ tội cho chú tiểu là tác giả bào thai. Chú tiểu bị làng hạch hỏi, đánh, vẫn không cho ai biết mình là gái. Sư cụ thương chú tiểu bảo lãnh xin tha. Và bắt chú ở trong lều ngoài cổng chùa. Thị Mầu sinh con trai, xấu hổ đem con bỏ cổng chùa. Kính Tâm thương bé khóc đem vào lều chăm sóc.
Sáu năm sau nuôi đứa bé, kiệt sức, Kính Tâm viết thư cho bố mẹ, kể đầu đuôi. Khi tẩm liệm mới biết chú tiểu là gái. Sư cụ hối tiếc, lập đàn chay cho nàng. Dân làng bắt Thị Mầu để tang. Đức Phật hiện ra phán cho Kính Tâm thành Phật Quan Âm. Ngày nay, ai bị oan lớn, thường gọi là Oan Thị Kính