Hình thức cầu nguyện
Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo 2700-2704.
1. KHẨU NGUYỆN
Thiên Chúa dùng Ngôi Lời của Người để nói với loài người. Kinh nhuyện của chúng ta cũng được hình thành bằng lời : trong lòng trí hay ra ngoài miệng. Ðiều quan trọng nhất là tâm hồn hướng về Ðấng chúng ta thân thứ khi cầu nguyện. « Lời cầu nguyện của ta được Chúa nhậm lời, không tùy thuộc vào việc nói nhiều hay ít, nhưng tùy thuộc vào nhiệt tâm của linh hồn. »
Ðời sống Kitô hữu không thể thiếu khẩu nguyện. Việc Chúa Giêsu thinh lặng cầu nguyện đã thu hút các môn đệ, nhưng Người đã dạy họ một lời khẩu nguyện : Kinh Lạy Cha. Như Tin Mừng cho thấy, Ðức Giêsu không chỉ đọc kinh chung theo phụng vụ của hội đường, mà còn lớn tiếng cầu nguyện riêng, từ lời hân hoan chúc tụng Chúa Cha cho đến lời xao xuyến trong vườn Cây Dầu (Mc 14,36).
Bản tính con người đòi hỏi kết hợp giác quan với tâm tình khi cầu nguyện. Con người có hồn và xác nên cảm thấy cần bộc lộ những tâm tình ra bên ngoài. Lời cầu nguyện tha thiết nhất là lời khẩn cầu với cả tâm hồn và thể xác.
Nhu cầu này của con người cũng đáp lại đòi hỏi của Thiên Chúa. Thiên Chúa tìm những kẻ thờ phượng Người trong Thần Khí và Sự Thật, nên Người muốn chúng ta dâng lên kinh nguyện sống động tự đáy lòng. Người còn muốn có những hình thức bên ngoài liên kết thân xác với kinh nguyện nội tâm, vì chúng ta có bổn phận dâng lên Người lời ca ngợi hoàn hảo như thế.
Khẫu nguyện là cầu nguyện thành tiếng, cách diễn tả rất phù hợp với con người, nên thích hợp nhất cho đám đông. Ngay cả khi cầu nguyện trong lòng, chúng ta không được xao lãng khẩu nguyện. Kinh nguyện trở thành tâm tình bên trong khi chúng ta ý thức về Ðấng « chúng ta đang thưa chuyện » (1). Lúc đó, khẩu nguyện biến thành hình thức đầu tiên của cầu nguyện chiêm niệm.
Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo 2700-2704.
(1) T. Gioan Kim Khẩu