Ðời sống cầu nguyện
Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo 2566-2567.
Cầu nguyện là sống với một tâm hồn đã được Thiên Chúa đổi mới. Cầu nguyện phải làm cho đời sống chúng ta sinh động mọi lúc. Tuy nhiên chúng ta thường quên Ðấng là Sự Sống và Tất Cả đối với chúng ta. Vì thế, tiếp nối truyền thống Ðệ Nhị Luật và các ngôn sứ, những bậc thầy linh đạo đều nhấn mạnh : cầu nguyện là « nhớ đến Chúa », là thường xuyên hướng tâm hồn lên Chúa. « Phải nhớ đến Chúa nhiều hơn cả nhịp thở của mình » (T. Ghê-gô-ri-ô thành Nadien). Nhưng chúng ta không thể cầu nguyện « trong mọi lúc », nếu không có những thời điểm chủ ý dành để cầu nguyện : đây là những giờ phút cao điểm của đời sống cầu nguyện, chuyên chú hơn và kéo dài hơn.
Truyền thống của Hội Thánh đề ra cho các tín hữu những dịp cầu nguyện để nuôi dưỡng đời sống nội tâm. Nhịp cầu nguyện hằng ngày là : kinh sáng và kinh tối, trước và sau các bữa ăn, các giờ kinh Phụng Vụ. Hằng tuần, Kitô hữu phải thánh hóa ngày Chúa nhật chủ yếu bằng kinh nguyện, mà trọng tâm là Thánh Lễ. Hằng năm, chu kỳ phụng vụ và các đại lễ là những nhịp căn bản cho đời sống cầu nguyện của Kitô hữu.
Chúa hoàn toàn tự do hướng dẫn mỗi người một cách. Mỗi tín hữu cũng đáp lại theo quyết tâm và những hình thức cầu nguyện riêng của mình. Tuy nhiên, truyền thống Ki-tô giáo truyền lại ba hình thức cầu nguyện chính : Khẩu nguyện, suy gẫm và chiêm niệm. Cả ba cùng có một nét căn bản chung : tịnh tâm. Tỉnh thức, để giữ lấy Lời Chúa và để hiện diện trước nhan thánh Người. Ðể ba hình thức này trở thành những thời điểm đặc biệt trong đời sống cầu nguyện, chúng ta phải tỉnh thức.
Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo 2566-2567.