‘‘Tết xum vầy’’ là
chủ đề của hai ngày lễ mừng Xuân Giáp Thìn của các em Thiếu Nhi Thánh Thể -
Đoàn Kitô Vua - (04.02.2024), và của các Bạn Trẻ Ephata (18.02.2024) tại Giáo xứ
Việt Nam Paris.
Ba chữ ‘‘Tết xum vầy’’ cũng đủ để nói lên tâm tình của các em Thiếu
Nhi Thánh Thể cũng như của các bạn trẻ khi các em và các bạn mừng Xuân Mới. Một
lời mời gọi gửi đến tất cả mọi người, không phân biệt tuổi tác, thành phần, mối
quan hệ trong cộng đồng Giáo xứ, các Địa điểm Mục vụ, bạn bè thân hữu và xa hơn
nữa, tất cả những ai muốn chung vui mừng Xuân Mới. Đến để cùng nhau mừng Tết.
‘‘Chiều
xuân thoảng gió lụa giăng đầy
Chốc
lát mưa về nặng đụn mây
Khắc
khoải quây quần cùng giữ ấm
Đoàn
viên thưởng tết đọng sum vầy. ’’
(thơ : Đón Xuân – Lê Ngọc Dũng)
Thật thế, đối với người Việt Nam chúng ta,
dù ở quê hương hay ở xứ lạ quê người, Tết là dịp lễ quan trọng và ý nghĩa nhất,
vì đây là thời điểm đánh dấu sự chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, tính theo
năm âm lịch. Năm cũ qua đi, năm mới đến với bao hy vọng và ước vọng mọi sự tốt
đẹp, an lành, may mắn, thành đạt và hạnh phúc cho mỗi người, mỗi gia đình. Vì
thế, mỗi dịp mừng Xuân mới, người Việt chúng ta, khi gặp nhau, đều chúc tuổi
cho nhau. Còn nếu không gặp nhau, cũng gửi cho nhau nhũng lời mừng Xuân Mới, những
câu chúc đầy ý nghĩa thắm tình yêu thương.
Theo Gs Trần Bá Đỉnh, ‘‘Tết cổ truyền luôn
là ngày đoàn tụ của mọi gia đình. Dù ai buôn bán, làm việc hay đi học ở xa, họ
thường cố gắng để dành tiền và để dành cả “thời giờ” về ăn Tết với gia đình. Đó
là nỗi mong mỏi của tất cả mọi người, người đi xa cũng như người ở nhà đều mong
dịp Tết gặp mặt và quây quần cùng nhau. “Về quê ăn Tết”, đó không phải là
một khái niệm thông thường đi hay về, mà là một cuộc hành hương về với cội nguồn.
Theo quan niệm của người Việt Nam, ngày Tết là ngày đoàn tụ, đoàn viên, mối
quan hệ họ hàng làng xóm được mở rộng ra, ràng buộc lẫn nhau thành đạo lý chung
cho cả xã hội : tình cảm gia đình, tình cảm thầy trò, bè bạn cố tri… Tết cũng
là ngày đoàn viên với cả những người đã mất. Từ bữa cơm ngày cuối năm các gia
đình đã thắp hương mời ông bà tổ tiên về vui Tết cùng các con các cháu.’’ (www.caodangytetg.edu.vn)
Cũng theo Gs. Trần Bá Đỉnh, ‘‘Tết còn là
ngày tạ ơn ! Mọi người thường chọn ngày tết làm cơ hội để tạ ơn ân
nghĩa mình đã được hưởng. Con cái tạ ơn cha mẹ, cha mẹ tạ ơn ông bà tổ tiên,
trò tạ ơn thầy… và tạ ơn những người đã cứu mình thoát hiểm hay đã giúp mình
trong lúc hoạn nạn của cuộc đời.’’
Riêng đối với người
Ki-tô hữu chúng ta, lời tạ ơn phải được
dâng trước hết cho Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là Chúa Cả Trời đất, là Chúa tể
Càn Khôn. Chính Ngài đã dựng nên muôn loài muôn vật và cho mưa thuận gió hòa, bốn
mùa – Xuân, Hạ, Thu, Đông – thay đổi nối tiếp nhau để cho thiên nhiên phát triển
và mang nhiều hoa trái nuôi sống con người. Cũng chính Ngài đã ban cho chúng ta
sự sống và ngày ngày, chăm sóc, giữ gìn chúng ta trong tình yêu quan phòng của
Ngài. (x. Mt 6,25-34) Hơn nữa, Ngài đã thương ban bao nhiêu ơn lành cho chúng
ta trong năm qua. Do đó, trong những ngày mừng Xuân Mới, chúng ta thường đến
nhà thờ để nguyện cầu tạ ơn, xin ơn, và cùng nhau tham dự thánh lễ theo qui định
của Hội đồng Giám mục Việt nam : Tối giao thừa có thánh lễ Tạ Ơn ; Ngày mồng một Tết, thánh lễ cầu bình an cho năm mới ; Ngày mồng hai Tết, thánh lễ kính nhớ tổ tiên, ông bà, cha mẹ
; Ngày mồng ba Tết, thánh lễ thánh hóa công ăn việc làm.
Đó là ‘‘cái Tết của người Công giáo’’.
- ‘‘Tết xum vầy’’ để cùng nhau tạ ơn Thiên Chúa vì những ơn lành Ngài đã
thương ban cho chúng ta trong năm qua và phó dâng cho Ngài đời sống của chúng
ta, công ăn việc làm, gia đình, cộng đoàn, trong những tháng ngày sắp tới, phó
thác cho bàn tay quan phòng và yêu thương của Ngài.
- ‘‘Tết xum vầy’’ để trở về nguồn, về lại dưới mái ấm gia
đình, chúc tuổi ông bà mẹ cha, gặp lại anh chị em, nối kết tình nghĩa gia đình
trong những cuộc họp mặt hay chung quanh các bữa ơm gia đình của những ngày Tết.
- ‘‘Tết xum vầy’’ để họp mặt bạn bè cùng nhau mừng đón Xuân
sang, chia sẻ cho nhau những vui buồn sướng khổ trong năm qua, xây dựng tình
thân hữu, vì nhiều khi, trong tương lai, bạn bè là những người thân cận nâng đỡ
và giúp đỡ chúng ta khi gặp khó khăn.
Để kết thúc, tôi
xin mượn lời Thánh Kinh để chúc quý Ông Bà Anh Chị Em trong Năm Giáp Thìn nầy :
‘‘Nguyện Đức Chúa chúc lành và gìn giữ anh em ! Nguyện Đức Chúa tươi nét mặt
nhìn đến anh em và dủ lòng thương anh em ! Nguyện Đức Chúa ghé mắt nhìn và ban
bình an cho anh em ! ” (Ds 6,24-26). Và tôi cũng xin chân thành cám ơn tất cả
các ân nhân đã đóng góp, cách nầy hay cách khác, vào đời sống và chương trình mục
vụ của Giáo xứ.
Lm. Gilbert Nguyễn
Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 11 - 2024 - Lm Giuse Trần Anh Dũng
Lá Thư Mục Vụ Tháng 10 - 2024 - Lm Giuse Trần Anh Dũng
Lá Thư Mục Vụ Tháng 6 - 2024 - Lịch Sử Việc Tôn Thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu
Lá Thư Mục Vụ Tháng 5 - 2024 - Lm Giuse Trần Anh Dũng
Lá Thư Mục Vụ Tháng 4 - 2024 - Lm Giuse Trần Anh Dũng
Lá Thư Mục Vụ Tháng 3 - 2024 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 2 - 2024 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 1 - 2024 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 12 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 11 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 10 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 09 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 06 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 05 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 04 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 03 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 02 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 01 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 12 - 2022 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf