TRÁI TIM TÌNH YÊU
H |
àng năm, Giáo Hội dành tháng 6 để kính Thánh Tâm Chúa Giêsu. Đây là dịp để các kitô hữu nhớ đến tình yêu của Ngài, hầu đáp đền tình yêu đó thường hay bị xúc phạm vì tội lỗi. Nhưng vì sao trái tim lại là biểu tượng của tình yêu ?
Theo trang sưu tầm của tác giả Minh Hương, "trong một tài liệu viết tay thời thế kỷ thứ 13 ở Pháp cho đến nay không rõ tác giả, một câu chuyện lãng mạn đơn giản có tên là "Roman de la poire" (tạm dịch là : Sự lãng mạn của quả lê) xuất hiện hình ảnh trái tim sớm nhất mang ý nghĩa ẩn dụ. Trong sách đó, có hình ảnh một người đàn ông đang quỳ gối trao trái tim mình cho người yêu - trường hợp đầu tiên biểu tượng trái tim đại diện tình yêu. Vào đầu thế kỷ 14, người ta cũng thấy một quả hình chóp dạng trái tim trong bức tranh ở Nhà nguyện Scrovegni được hoạ sĩ nổi tiếng Giotto de Bondone mô tả một trái tim đang được trao cho Chúa Kitô.
Thánh Augustinô đang cầm một trái tim rực lửa
Vài trăm năm sau, một vài sự việc đã xảy ra dẫn đến sự phổ biến của biểu tượng trái tim bùng nổ. Đó là vào ngày 27.12.1673, thánh nữ Magarita Maria Alacoque, một nữ tu thuộc dòng Thăm Viếng ở Paray le Monial, đã được diễm phúc gặp Chúa Giêsu. Trong cuộc gặp này, Chúa đã bảo thánh nữ "tựa đầu trên trái tim của Chúa" và thông báo với thế giới tình yêu vĩnh cửu của Ngài. Sự kiện này cuối cùng đã dẫn đến sự hiến dâng cho "Trái tim Cực thánh Chúa", và từ đó, trái tim của Chúa mô tả tình yêu của Thiên Chúa đối với nhân loại." (ww.vnreview.vn)
Thánh Gioan đã viết hai câu về Thiên Chúa : “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời.” (Ga 3,16) và “Thiên Chúa là tình yêu, và hễ ai ở trong tình yêu thì ở trong Chúa, và Chúa ở trong người ấy.” (1 Ga 4:16). Câu đầu nói về cách Thiên Chúa yêu. Vì yêu, Ngài đã trao ban Con của Ngài cho nhân loại, để nhân loại nhờ tin vào Con của Ngài là Chúa Giêsu mà được sống muôn đời. Yêu là cho đi tất cả. Và câu thứ hai nói về bản chất của Thiên Chúa. Nếu Ngài không yêu, Ngài không còn là Thiên Chúa nữa. Nhưng khi nhìn vào đời sống của Chúa Giêsu thì chúng ta có thể hiểu thêm về tình yêu của Thiên Chúa.
- Tình yêu khoan dung. “Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ.“ (Ga 3,17) “Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi sám hối ăn năn.” (Lc 5,32). Những lời nói trên cũng đủ để minh chứng lòng khoan dung của Chúa Giêsu. Ngài đến không để phạt, mà để cứu. Người mục tử đi tìm chiên lạc, người cha thứ tha cho đứa con đi hoang, một vị thầy không kết án người phụ nữ ngoại tình … Và chắc hẳn, câu tha thứ có một không hai trong lịch sừ nhân loại là : “Lạy Cha, xin tha cho họ vì họ không biết việc họ làm.“ (Lc 23,34). Tha thứ ngay khi bị khổ hình thập giá. Lòng khoan dung của Chúa Giêsu thật bao la, vô bờ bến.
- Tình yêu phục vụ. Vì vâng phục Chúa Cha, Chúa Giêsu, vốn dĩ là Con Thiên Chúa, đã chấp nhận xuống thế làm người, sống kiếp người cho đến chết và chết trên thập giá như một tên tử tội. Ngài hy sinh chính mình để cứu nhân loại khỏi cái chết vì tội lỗi. Còn trong ba năm thi hành sứ vụ thiên sai, Ngài không ngừng rao giảng Tin mừng Nước Trời, phục vụ mọi người từ việc chữa lành những người bệnh tật đau yếu đến việc cúi xuống rửa chân cho các môn đệ. “Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng để phục vụ và phó mạng sống làm giá chuộc cho nhiều người”. (Mt 20,28) Ngài không sống cho riêng mình, mà sống vì mọi người. Đó là tinh thần nghèo khó mà Ngài đã dạy trong Hiến chương Nước Trời (xem Mt 5, 1-12) Nghèo khó để mở lòng đón nhận và phục vụ mọi người. Ngài phục vụ và cũng nhắn nhủ các môn đệ hãy phục vụ cho nhau.
- Tình yêu hy hiến. "Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người thí mạng vì bạn hữu mình." (Ga 15,13) Đây là chóp đỉnh của tình yêu Chúa Giêsu. Yêu đến cả hiến tế đời mình cho Chúa Cha và cho nhân loại trên thập giá. Nhưng trước đó, trong bữa Tiệc ly, Ngài đã lập Bí tích Thánh Thể để trao ban chính mình cho nhân loại rồi. "Nầy là Mình Thầy, anh em hãy cầm lấy mà ăn … Nầy là Máu Thầy, anh em hãy cầm lấy mà uống …" (Mt 26,26-28) Hiến dâng đời mình, chấp nhận trở thành tấm bánh làm lương thực nuôi dưỡng đời sống thần linh của các môn sinh và lưu lại với họ cho đến tận thế. Một sáng kiến táo bạo, độc đáo, cũng vì tình yêu. Như thế, mỗi lần Thánh lễ được cử hành, dù ở bất cứ nơi nào, thì hy lễ cứu chuộc của Chúa Giêsu lại được diễn ra để xin ơn tha thứ cho con người. Chính nhờ hy lễ này mà con người được giao hòa lại với Thiên Chúa và có hy vọng được cứu rỗi để hưởng hạnh phúc Nước Trời, điều mà mọi kitô hữu đều mong ước.
Thánh Tâm Chúa Giêsu mời gọi chúng ta hãy yêu như Ngài đã yêu chúng ta. Đó là giới luật mới mà Ngài đã truyền trước khi chịu khổ nạn. “Đây là điều răn của Thầy : anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em.” (Ga 15,12). Yêu thương với tấm lòng khoan dung trong tinh thần phục vụ và sẵn sàng hy sinh vì lợi ích của người anh chị em. Nhưng trước hết, chúng ta hãy đến ẩn mình trong Thánh Tâm Chúa để luôn sống hiệp thông với Ngài và để tình yêu của Ngài sưởi ấm con tim của chúng ta.
“Trong trái tim Chúa yêu muôn đời, con xin được một chỗ nghỉ ngơi, nhỏ bé thôi, nhỏ bé thôi như nước mưa tan trong biển khơi. Nhỏ bé thôi, nhỏ bé thôi, trái tim con trong trái tim Người, nhỏ bé thôi, nhỏ bé thôi, là tình con trong khối tình người.” (thánh ca « Trong Trái tim Chúa yêu » của Phanxicô)
Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 11 - 2024 - Lm Giuse Trần Anh Dũng
Lá Thư Mục Vụ Tháng 10 - 2024 - Lm Giuse Trần Anh Dũng
Lá Thư Mục Vụ Tháng 6 - 2024 - Lịch Sử Việc Tôn Thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu
Lá Thư Mục Vụ Tháng 5 - 2024 - Lm Giuse Trần Anh Dũng
Lá Thư Mục Vụ Tháng 4 - 2024 - Lm Giuse Trần Anh Dũng
Lá Thư Mục Vụ Tháng 3 - 2024 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 2 - 2024 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 1 - 2024 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 12 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 11 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 10 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 09 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 06 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 05 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 04 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 03 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 02 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 01 - 2023 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf
Lá Thư Mục Vụ Tháng 12 - 2022 - Lm Gilbert Nguyễn Kim Sang, csf